=

Hướng dẫn sửa bếp từ đơn giản tại nhà

Xu hướng sử dụng bếp từ ngày một được ưa chuộng hơn bởi tính tiện lợi, an toàn. Tuy nhiên bếp từ sau một thời gian sử dụng đều sẽ dễ gặp những trục trặc, bị hỏng hóc. Bài viết dưới đây tapchithongtin.com sẽ giới thiệu đến bạn cách sửa bếp từ đơn giản tại nhà giúp bạn nhanh chóng khắc phục vấn đề, sử dụng bếp từ an toàn.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Trước khi bắt tay sửa chữa bếp từ, chúng ta cần phải hiểu được nguyên lý hoạt động của bếp để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sửa chữa. Bếp từ là một thiết bị đun nấu sử dụng điện. Nguyên lý hoạt động của bếp là cảm ứng từ. 

Khi bếp hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng được đặt dưới mặt kính được gọi là mâm từ. Dưới tác động của dòng điện, mâm từ phát ra các dòng từ trường chạy trên mặt bếp. Phần sóng từ đó cảm ứng với đáy nồi, sinh ra nhiệt để làm nóng và nấu chín thức ăn.

Một số cách khắc phục và sửa bếp từ nhanh tại nhà

Trong quá trình sử dụng, bếp từ thường hay gặp phải những vấn đề như: bếp không vào điện, bếp hoạt động nhưng không nóng, bếp không nhận nồi nấu, bảng điều khiển trên bếp vô hiệu, bếp ngắt đột ngột khi đang sử dụng, …  

Bạn nên tự sửa chữa khi bạn có kiến thức về điện, nắm được kỹ thuật sửa chữa đồ điện. Khi bếp từ gặp trục trặc, trước hết bạn cần kiểm tra nguồn điện và bếp nấu (vị trí đặt bếp, chất liệu bếp) và kiểm tra theo các bước:

  • Kiểm tra tụ 0,33mf, tụ 5mf xem tụ có bị khô hay không
  • Kiểm tra cặp trans drive của công suất IGBT sống hay chết
  • Kiểm tra lại độ hở giữa cuộn dây cảm ứng và đáy nồi
  • Kiểm tra IC
  • Kiểm tra cặp cảm biến trên mâm từ và dưới lưng IGBT

Nếu bạn chưa từng sửa chữa đồ điện, bếp điện hoặc không có kiến thức về điện, bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm hoặc đem bếp ra quán sửa chữa, liên hệ với bộ phận bảo hành bếp. 

Bếp từ không vào điện

Bếp từ đã được cắm điện nhưng điện không vào có thể do một số nguyên nhân như: lỗi IC, dây điện bị đứt, sò công suất hoặc tụ điện của bếp từ bị hỏng, một số linh kiện trong bếp bị cháy chập,… 

Trường hợp này xảy ra bạn có các phương án sửa chữa như sau:

  • Kiểm tra dây điện, nếu thấy dây bị đứt thì bạn nên nối lại dây hoặc thay mới dây điện.
  • Kiểm tra cầu chì của bếp, thay mới cầu chì nếu chúng bị đứt hoặc nổ.

Trường hợp sò công suất, tụ điện của bếp bị hỏng, bạn nên liên hệ với trung tâm kỹ thuật bảo hành (nếu bếp đang trong thời gian bảo hành) hoặc mang ra cửa hàng sửa chữa. 

Bếp từ hoạt động nhưng không nóng hoặc nóng yếu

Bếp từ vẫn hiện thị đèn, phím chức năng báo hiệu nhưng lượng nhiệt làm nóng nồi lại không có hoặc lượng nhiệt đó quá yếu dù bạn đã chỉnh hết công suất. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là:

  • Nguồn điện không ổn định, điện áp thấp. 
  • Hỏng tụ điện
  • Sò công suất bị đứt mạch nhẹ
  • Nồi nấu có chất liệu không tương thích với bếp từ

Bạn khắc phục tình trạng này bằng cách tắt bếp, kiểm tra lại nguồn điện, sử dụng ổn áp để ổn định nguồn điện. Bạn nên cắm bếp từ riêng một ổ điện để đảm bảo nguồn điện vào bếp ổn định. Đồng thời bạn có thể thay nồi nấu có chất liệu phù hợp để nấu, cụ thể là nồi nấu có đáy nhiễm từ.

 Sau đó bạn bật lại bếp và kiểm tra xem lượng nhiệt có tăng lên không. Nếu bếp vẫn tiếp tục không nóng lên thì bạn cần kiểm tra lại tụ điện, sò công suất. Đây là những bộ phận nhanh già hóa và hay hỏng nhất trong bếp từ. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên thường xuyên bảo dưỡng tụ điện, sò công suất, thay thế nó khi chúng có dấu  hiệu hỏng.

Bếp không nhận nồi nấu

Bếp từ không nhận nồi nấu xảy ra khi chất liệu nồi nấu không phù hợp hoặc bạn đặt nồi sai vị trí, phần đáy nói không phẳng hoặc bộ phận cảm biến của bếp từ đã bị hỏng.

Bếp từ sẽ không nhận nồi nấu nếu nồi (đáy nồi) không làm bằng chất liệu nhiễm từ. Để khắc phục lỗi này, bạn cần:

  • Lựa chọn nồi nấu có đáy nhiễm từ. Khi mua sắm nồi bạn có thể hỏi nhân viên tư vấn xem nồi có dùng được với bếp từ hay không hoặc tự kiểm tra bằng cách dùng nam châm để gần đáy nồi. Nếu đáy nồi và nam châm hút nhau nghĩa là nồi nấu có đáy nhiễm từ, sử dụng được với bếp từ.
  • Quan sát lại vị trí đặt nồi nấu. Bạn cần đặt nồi nấu đúng vị trí mặt bếp cảm ứng từ.
  • Đảm bảo nồi nấu không bị biến dạng.
  • Trường hợp còn lại là bộ phận cảm biến từ IC của bếp bị hỏng, bạn không thể tự mình sửa chữa được mà cần đến sự trợ giúp của những bạn có chuyên môn, liên hệ đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ. 

Bảng điều khiển trên bếp bị vô hiệu

Bảng điều khiển của bếp không sử dụng được có thể xảy ra khi tay bạn ướt hoặc bị khóa chức năng. Khi sử dụng bếp từ bạn cần lau tay thật khô ráo.

Bạn kiểm tra lại chức năng khóa bảng điều khiển, có lẽ vô tình bạn đã bật “khóa trẻ em” lên. Lúc này bạn chỉ cần tắt chức năng đó và sử dụng bếp bình thường: nhấn giữ phím khóa trong 3- 5 giây, nếu bếp không có nút khóa thì bạn hãy ấn biểu tượng P (L) 3 giây để tắt khóa trẻ em.

Đôi khi việc để thức ăn tràn, đổ trên bếp khiến bảng điều kiến của bạn không thể nhận diện chức năng người dùng muốn. Bạn nên vệ sinh bếp với dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. Việc này đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho bếp từ.

Bếp bị ngắt đột ngột khi đang sử dụng

Tình trạng này thường xảy ra khi bếp từ hoạt động quá lâu với công suất lớn dẫn đến quá tải nhiệt. Hoặc do một số vật cản đã vô tình tác động vào bảng điều khiển làm bếp đột ngột ngắt. 

Khi sử dụng bạn cần chú ý đến thời gian, công suất hoạt động của bếp từ. Bạn cần tắt bếp, rút nguồn điện khi bếp quá nóng. Bạn cần đợi bếp giảm nhiệt để tiếp tục sử dụng.

Vệ sinh bếp sạch sẽ, tránh để những vật cản đè lên bảng điều khiển là một cách tránh cho bếp bị tác động và ngắt đột ngột.

Trên đây là một số lỗi nhỏ mà bếp từ thường gặp sau thời hoạt động. Những lỗi nhỏ đó có thể xuất hiện thường xuyên làm giảm tuổi thọ của bếp từ. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn khắc phục mọi vấn đề xảy ra khi sử dụng bếp. Đừng ngại liên hệ, chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng – tận nơi. 

Nếu bạn đang cần tìm đơn vị chuyên sửa bếp từ tại Hải Phòng uy tín xin vui lòng liên hệ Điện Lạnh Bách Khoa.

Điện lạnh Bách Khoa – Trung tâm Hồ Sen